[tintuc]

Cách hàn sắt hộp mỏng hay sắt hộp mạ kẽm mà không bị thủng là một trong những thử thách đối với người thợ mới học hàn và cần nâng cao kỹ năng hàn và chất lượng sản phẩm.

Kỹ thuật hàn sắt hộp không bị thủng

Sắt hộp hay thép hộp là một trong những vật liệu hoàn thiện có vai trò quan trọng được sử dụng trong rất nhiều công trình lớn và nhỏ. Tuy nhiên đối với những vật liệu sắt hộp mạ kẽm mỏng thì khi hàn rất dễ bị thủng.

Chính vì vậy khi hàn sắt hộp mỏng bạn phải chú ý các thao tác kỹ thuật và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để hạn chế bị thủng vật liệu khi hàn. Dưới đây Thiết Bị Khang An sẽ hướng dẫn bạn cách hàn sắt hộp mạ kẽm, sắt hộp mỏng mà không bị thủng.

Nguyên nhân khi hàn sắt hộp mỏng bị thủng

Nguyên nhân hàn sắt hộp mỏng bị thủng

Đối với những thợ chưa lành nghề thì việc hàn sắt hộp mạ kẽm, sắt hộp mạ kẽm thủng rất dễ xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chọn que hàn quá lớn hay sử dụng dòng hàn quá lớn.

Bên cạnh đó thao tác hàn trong thời gian kéo quá dài cũng dẫn đến việc vật hàn bằng sắt hộp mỏng bị thủng.

Vì vậy để việc hàn sắt mỏng không bị thủng người ta thường lựa chọn các que hàn có đường kính nhỏ, phù hợp. Đồng thời khi hàn với que hàn có đường kính nhỏ thì bạn cũng cần điều chỉnh cường độ dòng điện nhỏ cho phù hợp tránh xảy ra tình trạng cháy vật hàn.

Vấn đề cần lưu ý khi hàn

Để tạo nên được nên một mối hàn đẹp, chất lượng thì trong quá trình hàn cần phải chọn được đường kính que hàn và điều chỉnh cường độ dòng hàn phù hợp với độ dày của từng vật liệu cụ thể. Đồng thời yếu tố tay nghề của người thợ hàn khi khi kết hợp với máy hàn cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng mối hàn.

Khi hàn que bạn nên hàn ngắt nhịp tránh hàn trong thời gian quá dài vì nó rất dễ dẫn đến tình trạng thủng vật hàn. Đối với các vật liệu sắt hộp mỏng, sắt hộp mạ kẽm, khi hàn tốc độ chấm ngắt cũng nên chậm hơn so với các vật liệu dày. Điều này có nghĩa là bạn cần hàn chậm để hạn chế hiện tượng quá nóng gây chảy vật hàn.

Nguyên tắc để hàn sắt hộp không bị thủng

Điều chỉnh dòng hàn và chọn cỡ que hàn phù hợp với độ dày vật hàn

Để cách hàn sắt hộp mỏng không bị thủng và đạt hiệu quả tốt thì trước tiên người thợ hàn cần tuân thủ các nguyên tắc hàn sắt cơ bản sau:

- Khi hàn sắt hộp với máy hàn que thì không có yêu cầu cao về việc làm sạch bề mặt tuy nhiên bạn cũng cần phải thực hiện việc làm sạch bề mặt để mối hàn tốt hơn. Bạn cần làm sạch bụi bẩn trên bề mặt vật hàn bằng cọ thép hoặc các dụng cụ làm sạch bề mặt chuyên dụng. Vị trí đặt kẹp mass để đảm bảo tiếp xúc được tốt hơn bạn cũng cần làm sạch vị trí này từ đó giúp ổn định hồ quang trong khi hàn.

- Để có thể quan sát rõ vũng hàn thì bạn cần giữ đúng tư thế trong kỹ thuật hàn, chọn hướng nhìn tốt, tránh để tay che mắt và tránh hít phải khí độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Cách hàn sắt hộp không bị thủng

Thiết lập dòng điện cơ bản

Chỉnh cường độ dòng điện phù hợp

Tùy theo loại điện cực cần sử dụng mà bạn thiết lập dòng điện một chiều thuận, nghịch hay dòng điện xoay chiều. Bạn cần đảm bảo thiết bị được thiết lập chính xác trước khi hàn.

Độ lớn của dòng hàn sẽ phụ thuộc vào đường kính que hàn và điện cực mà bạn sử dụng. Thông thường nhà sản xuất que hàn sẽ in trên bao bì sản phẩm thông tin dòng hàn phù hợp với que hàn, bạn có thể căn cứ vào đó để điều chỉnh dòng hàn thích hợp. Ngoài ra bạn cũng có thể điều chỉnh dòng hàn theo cách tính sau: 1 Amp tương ứng với 0,0254 mm đường kính que hàn.

Với những người thợ mới học cách hàn sắt để có thể hàn đúng cách sắt hộp mỏng không bị thủng thì bạn hãy để dòng hàn ở mức thấp sau đó từ từ tăng lên từ 5 đến 10 Amp rồi xem xét khả năng hàn thích hợp.

Điều chỉnh độ dài hồ quang

Độ dài hồ quang phụ thuộc vào từng loại que hàn, vị trí hàn và để hàn sắt hộp mỏng không bị thủng, độ dài hồ quang không nên vượt quá đường kính que hàn.

Trường hợp độ dài hồ quang quá ngắn sẽ làm cho hồ quang không ổn định, gây tắt hồ quang, vũng hàn sẽ đông cứng nhanh hơn, đồng thời cũng làm tăng khả năng tạo vảy hàn. Trường hợp hồ quang quá dài sẽ dẫn đến hiện tượng bắn tóe mạnh, tốc độ kết tủa chậm và rất dễ bị rỗ khí.

Chỉnh góc que hàn

Bạn nên để góc hàn que từ 5 đến 15 độ theo hướng chuyển động. Khi hàn sắt thép bằng máy hàn hồ quang, vị trí đứng nên đặt que hàn nên đặt góc que hàn từ 0 đến 15 độ ngược chiều với hướng di chuyển của que hàn.

Thao tác que hàn trong hàn sắt hộp

Có rất nhiều loại chuyển động khi hàn như ngang, liên tục, ngắt quãng tùy thuộc vào độ dày của sắt hộp mà bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp. Sự chuyển động dọc theo trục mối hàn, duy trì và điều chỉnh độ dài hồ quang. Chuyển động ngang duy trì độ rộng mối hàn. Tuy nhiên với việc hàn sắt hộp mỏng thì không cần có sự chuyển động ngang của que hàn vì độ rộng của hồ quang cũng đã đủ để làm rãnh hàn.

 

Trên đây là toàn bộ các vấn đề trong cách hàn sắt hộp mỏng đúng cách giúp bạn hàn sắt hộp mỏng mà không bị thủng. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ thực hiện hàn sắt hộp đúng cách tạo được mối hàn chất lượng.

[/tintuc]

[tintuc]


Khi nghiên cứu về cấu trúc kim loại mối hàn và VAHN không thể nghiên cứu đối với tất cả các kim loại và hợp kim được mà chúng ta chỉ nghiên cứu cấu trúc kim loại mối hàn và VAHN đối với thép C thấp là loại vật liệu được dùng rất nhiều trong các kết cấu hàn.

Nếu chúng ta mài cẩn thận bề mặt cắt mối hàn và sau đó rửa trong dung dịch đặc biệt (25% HNO3), thì có thể nhìn rõ từng phần riêng biệt có các tổ chức hạt khác nhau gọi là vùng mối hàn.
Trong vùng mối hàn kim loại nóng chảy hoàn toàn, khi kết tinh có tổ chức tương tự như tổ chức thỏi đúc. Thành phần và tổ chức kim loại mối hàn khác với kim loại cơ bản và kim loại điện cực.

1. Vùng mối hàn
2. Vùng ảnh hưởng nhiệt của mối hàn

Phần kim loại cơ bản nằm cạnh mối hàn dọc theo trục đường hàn không thay đổi về thành phần hóa học nhưng do bị nung nóng mạnh nên tổ chức và kích thước độ hạt thay đổi. Phần kim loại này gọi là vùng ảnh hưởng nhiệt

Vùng ảnh hưởng nhiệt có kích thước phụ thuộc vào phương pháp hàn, chế độ hàn, thành phần hóa học cũng như tính chất lý nhiệt của kim loại cơ bản. Có thể chia ra thành các phần sau đây:
- Vùng viền chảy: có kích thước rất bé là vùng giáp ranh giữa vùng hàn và kim loại cơ bản, kim loại ở đây được nung nóng đến nhiệt độ xấp xỉ nhiệt độ nóng chảy của kim loại cơ bản và nằm trong trạng thái rắn lỏng lẫn lộn. Kích thước hạt kim loại sau khi hàn khá mịn và có cơ tính rất cao.
- Vùng quá nhiệt: Là vùng kim loại cơ bản bị nung nóng từ 11000C đến xấp xỉ nhiệt độ nóng chảy. Ở đây thường xảy ra quá trình kết tinh lại ( biến đổi thù hình). Do hiện tượng quá nhiệt nên hạt tịnh thể có kích thước lớn, độ dai va đập và độ dẻo thấp, dễ nứt nóng và nứt nguội. Vùng này là vùng yếu nhất của liên kết hàn.
- Vùng thường hóa: Là khu vực kim loại bị nung nóng từ nhiệt độ 9000 ÷11000C . Ở đây tổ chức kim loại có độ hạt nhỏ nhất. Vùng này kim loại có độ bền và độ dẻo cao nhất
- Vùng kết tinh lại không hoàn toàn: Vùng kim loại bị nung nóng trong khoảng nhiệt độ 7200÷ 9000 C. Ở đây một phần kim loại bị thay đổi tổ chức nên nó được gọi là vùng kết tinh lại không hoàn toàn. Bên cạnh những hạt kim loại có kích thước lớn thì có một số hạt nhỏ. Trong vùng này nhiệt độ nung nóng chưa đủ để thay đổi toàn bộ các hạt vì thế cơ tính của vùng này kém hơn.
- Vùng kết tinh lại: Là vùng có nhiệt độ nung nóng 500 – 7200C. Trong vùng này tổ chức kim loại không thay đổi, các hạt vẫn giữ nguyên được hình dáng, kích thước ban đầu.
- Vùng giòn xanh: Là vùng chịu tác dụng nhiệt dưới 5000C, vùng này tổ chức kim loại không thay đổi nhưng do ảnh hưởng của nhiệt hàn nên thường tồn tại một trạng thái ứng suất dư, độ dẻo và độ dai va đập giảm, độ bền tăng vì nó là vùng chuyển tiếp từ vùng ứng suất nhiệt tác dụng sang vùng phản kháng.

Nguồn: vnwelding.net
[/tintuc]

[tintuc]

que hàn kovi


Thép carbon thấp

- Tính hàn tốt
- Không có yêu cầu gì đặc biệt
- Độ bền kéo thông thường khoảng 42 kgf/mm2 (60,000psi) với giới hạn chảy khoảng 28 kgf/mm2 (40,000psi).

Thép carbon trung bình
Khi hàm lượng carbon tăng lên, xu hướng hình thành pha martensit giòn tăng. Vì vậy, việc gia nhiệt trước khi hàn và làm nguội chậm sau khi hàn là cần thiết
Xu hướng nứt trong vùng ảnh hưởng nhiệt tăng lên với sự có mặt của hidro trong vùng ảnh hưởng nhiệt. Vì vậy, điều cần thiết là sử dụng que hàn sao cho không trở thành nguồn hidro hấp thụ vào kim loại cơ bản.
Nứt dưới mối hàn hoặc giòn do hidro dễ xảy ra khi hàm lượng carbon vượt quá 0,55%
- Nhiệt độ gia nhiệt trước hàn đề nghị phụ thuộc vào hàm lượng carbon và độ dầy tiết diện hàn. Hàm lượng carbon càng cao hoặc độ dày tiết diện càng lớn thì nhiệt nung nóng cao hơn.
- Mục đích của gia nhiệt trước và làm nguội chậm là để đảm bảo vùng ảnh hưởng nhiệt có độ cứng nhỏ hơn 35 HRC để kim loại không bị giòn

Thép carbon cao
Tính hàn kém và như quy định là không được hàn trong các ứng dụng chế tạo mới
Chỉ ứng dụng hàn cho mục đích sửa chữa. Các loại thép carbon cao nói chung được sử dụng trong các dụng cụ có độ bền lâu tại cấp độ cứng cao như thép dụng cụ,v.v…Nếu cố hàn có thể gây nứt. Bắt buộc phải nung nóng trước và giữ nhiệt trong khi hàn.
Nên sử dụng hợp kim trong vật liệu hàn có thể chịu được sự xoay vòng nhiệt và gia nhiệt cao trước mặc dù độ cứng của lớp kim loại mối hàn thấp hơn kim loại cơ bản. Tăng cường xử lý nhiệt khử ứng suất sau hàn thường được áp dụng để đảm bảo tuổi thọ hoạt động tốt của chi tiết

Thép hợp kim thấp carbon thấp
Do hàm lượng carbon thấp, ngay cả khi martensite được hình thành do đương lượng carbon cao, nên thép loại này khá dẻo và dai. Vì vậy, không nhất thiết phải gia nhiệt trước

Thép carbon thấp với thép carbon cao
Thép hợp kim thông thường có độ dẻo và độ bền cao hơn thép carbon thường có cùng độ cứng, tức là thép carbon thường với độ cứng 35 HRC có độ dẻo và độ bền thấp hơn so với thép hợp kim có cùng độ cứng
Hướng dẫn cơ bản về quy trình hàn sẽ tương tự như thép carbon tương ứng ngoại trừ là với thép hợp kim các mức độ bền yêu cầu có thể cao hơn

Thép hợp kim cao

Thép gió hoặc Thép làm khuôn
Khi hàn các loại thép này đặc biệt cẩn trọng và chú ý gia nhiệt cao trước khi hàn cũng như làm nguội rất chậm sau hàn
Rất khó khăn để kim loại mối hàn đạt được các đặc tính như kim loại cơ bản. Vùng kim loại hàn sẽ có độ cứng thấp hơn

Thép không gỉ
Thép không gỉ Austenite được sử dụng thông dụng nhất trong công nghiệp, chủ yếu cho mục đích chịu ăn mòn và chịu nhiệt.
Các loại thép không gỉ này mất khả năng chịu mòn nếu ở trong môi trường nhiệt độ từ 500oC đến 750oC trong một thời gian dài. Vì vậy, phải tiến hành hàn nguội. Ở trường hợp này không có xu hướng hình thành martenxit giòn khi làm nguội nhanh và do đó không bị ảnh hưởng khi tăng tốc độ làm nguội.
Khi hàn, không cần gia nhiệt trước, sử dụng dòng hàn nhỏ, làm nguội nhanh,v.v…Hợp kim que hàn đúng phải có đặc tính phù hợp với kim loại cơ bản bao gồm đặc tính chống ăn mòn

Thép Mangan austenite
Trong thép mangan cao một hợp chất dễ vỡ được hình thành nếu tiếp xúc với nhiệt độ trên 300oC trong một thời gian dài. Do đó nên duy trì ở nhiệt độ càng thấp càng tốt có thể khi hàn
Quy trình hàn cũng giống như với thép không gỉ austenite: không gia nhiệt trước, làm nguội nhanh, duy trì nhiệt độ thấp khi hàn,v.v…

Hàn hai kim loại khác thành phần với nhau
Các mối ghép hàn kim loại khác thành phần liên quan đến thép hợp kim thường gặp trong thực tế. Đôi khi hai kim loại được hàn với nhau có thành phần rất khác nhau và hợp kim que hàn phải “hòa tan” với cả hai kim loại cơ bản.
Cần kiểm soát nhiệt độ nung nóng trước khi hàn, trong khi hàn và xử lý nhiệt sau khi hàn sau khi tính toán tác động đến kim loại cơ bản và hợp kim hàn sử dụng.

Nguồn: dancokhi.net
[/tintuc]

 [tintuc] An toàn trong hàn cắt kim loại thực sự là một vấn đề cấp thiết cho bất kỳ người lao động hay doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Theo số liệu thống kê, tai nạn về cháy nổ trong lĩnh vực này gây rất nhiều thiệt hại về người và tài sản. Lớn nhất là vụ cháy xưởng may ngày 29/07/2011 đã làm 13 người tử vong và 25 người bị thương nặng, đây là một thiệt hại quá lớn chưa kể đến vật chất. Những tai nạn này xảy ra sau đó các cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân, thường đi đến kết luận: nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn đáng tiếc là do chủ cơ sở, doanh nghiệp không chấp hành đúng và đầy đủ các quy định về an toàn kỹ thuật, an toàn trong hàn cắt kim loại, thợ hàn – những người lao động trực tiếp thì thiếu kiến thức và kỹ năng về chuyên môn cũng như phòng hộ. Hãy tự trang bị cho mình nếu bạn là người lao động trực tiếp, hãy phổ biến cho người lao động nếu bạn là doanh nghiệp. 



A. An toàn trong hàn và cắt bằng khí

I. An toàn đối với chai chứa khí:

1. Các chú ý về an toàn trong bảo quản, vận chuyển:

  • Chỉ sử dụng các chai còn trong hạn sử dụng
  • Thông thường việc vận chuyển chai bằng tay rất khó khăn, nên sử dụng các phương tiện vận chuyển chuyên dùng (xe chở chai v.v.). Có thể lăn chai ở trạng thái nghiêng nhưng không được kéo lê, lăn chai đặt nằm
  • Chai phải được bảo vệ để tránh bị cắt, va đập. Không được để chai bị rơi hay va đập vào nhau.
  • Không dùng chai làm con lăn, giá đỡ.
  • Chai phải có dấu hiệu nhận biết rõ ràng để nhận biết loại khí. Khi có nghi ngờ về thành phần khí, phải trả lại chai không được sử dụng.
  • Chai đã sử dụng hết khí phải để riêng, đánh dấu rõ ràng
  • Khi bảo quản chai, nhà để chai phả đảm bảo thông gió. Không để chai oxy cùng gian nhà với các chai chứa khí cháy hay các chất oxy hoá.
  • Không đặt chai gần nguồn nhiệt hay chạm vào dây điện

2. Khi sử dụng chai:

  • Các chai, đặc biệt là chai LPG, C2H2 phải đặt ở vị trí đứng và được cố định chắc chắn.
  • Khi mở van chai phải mở bằng tay, mở từ từ. Nếu không mở được phải trả lại chai, không cố tính dùng các dụng cụ khác để mở.
  • Áp kế và van giảm áp phải phù hợp với loại khí và áp suất khí bên trong chai. Không được phép tự sửa chữa chai, van giảm áp.
  • Không cho phép tia lửa, kim loại nóng chảy, dây điện, khí nóng hay ngọn lửa tiếp xúc với chai
  • Không được để dầu mỡ dây vào chai oxy
  • Không được phép dùng oxy thay thế cho khí nén, khí ni tơ trong các phương tiện dùng khí nén hay khi thử đường ống
  • Chỉ mở không quá 1,5 vòng đối với van chai C2H2
  • Không được phép dùng 1 chai oxy cho 2 chai khí cháy bằng cách sử dụng chữ T trên đường ống cấp khí
  • Biện pháp xử lý khi phát hiện chai bị rò rỉ: Ngưng sử dụng, khóa ngay van chai, đưa chai ra vị trí thoáng gió, xa nguồn nhiệt và tia lửa, đặt biển báo và thông báo cho người cung cấp chai.

II. Chú ý an toàn trong quá trình hàn cắt bằng khí:

  • Không dùng ống mềm quá dài, tránh để ống bị xoắn. Ống phải được bảo vệ không để xe hay các vật khác cán qua
  • Xử lý ngay các vị trí xì hở, các đầu nối ống bị hở phải cắt hay thay mới, không được phép băng bó.
  • Định kỳ kiểm tra ống mềm. Kiểm tra độ kín bằng cách nạp khí trơ vào ống đến áp suất làm việc rồi nhúng vào nước
  • Ống mềm phải được bảo vệ tránh tia lửa hàn, xỉ hàn và dầu mỡ. Khi không sử dụng phải bảo quản cẩn thận.
  • Khi mồi lửa, trước hết phải mở van oxy, sau đó mới mở van khí cháy. Nếu mở van khí cháy trước, nếu áp lực oxy không đủ có thể gây ra cháy ngược
  • Không được phép để mỏ hàn, mỏ cắt quá nóng có thể gây hiện tượng cháy ngược.
  • Khi thay mỏ hàn, mỏ cắt phải khóa van giảm áp, không được bẻ gập ống
  • Khi ngưng cắt/hàn trong thời gian ngắn có thể khóa van trên mỏ cắt/hàn, không cần khóa van chai.
  • Nếu ngưng/hàn cắt trong thời gian dài, phải:

  1. + Khóa van chai
  2. + Mở van mỏ cắt để xả hết khí thừa trong ống
  3. + Đóng van mỏ cắt và xả lỏng hết vít điều chỉnh trên van giảm áp.

B. An toàn trong hàn điện:

1. Các nhân tố nguy hiểm:

  • Tia hồ quang gây bỏng giác mạc 
  • Vật hàn nóng có thể gây bỏng
  • Nguy cơ cháy cao
  • Sản sinh ra khí độc, bụi khi đốt cháy vật liệu hàn
  • Nguy cơ điện giật

2. Các biện pháp an toàn cơ bản:

  • Luôn mang găng tay, mặc đồ bảo hộ phù hợp. Quần áo bảo hộ phải là loại cao cổ, túi có nắp để tránh xỉ hàn bắn vào người. Giữ cho quần áo sạch sẽ, không dây dầu mỡ hay các chất cháy
  • Loại bỏ các chất dễ cháy khỏi khu vực làm việc (khoảng cách tối thiểu là 10m). Nếu được thì di chuyển công việc ra các vị trí không có chất cháy. Trong trường hợp bắt buộc phải có phương phòng cháy cụ thể, che phủ tất cả các vật liệu dễ cháy bằng các tấm phủ chịu lửa, cử người canh chừng và trang bị đầy đủ dụng cụ chữa cháy, người canh chừng phải có mặt trong suốt quá trình hàn và nửa giờ sau khi kết thúc việc hàn
  • Sau khi kết thúc công việc phải kiểm tra cẩn thận tất cả các biểu hiện có thể gây cháy
  • Máy hàn và và các thiết bị phải được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng
  • Khói hàn có thể gây ngộ độc, do đó phải thực hiện tốt việc thông gió. Trong mỗi điều kiện làm việc, người quản lý phải thiết lập được phiếu an toàn ghi rõ điều kiện thông gió, thiết bị bảo hộ (mặt nạ hàn, thiết bị thở, quần áo, găng tay v.v.)

Và hãy luôn luôn tuân thủ đúng nhé!

[/tintuc]

[tintuc]Đối với người mới học hàn, mới làm quen với máy hàn hoặc với người chưa có nhiều kinh nghiệm thì hàn một tấm sắt mỏng là một trở ngại lớn. Hôm nay Nam Vượng sẽ chia sẻ cho các bạn về cách hàn sắt không bị thủng.


Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàn tấm, chi tiết mỏng bị thủng

Lý do dẫn đến khi hàn sắt mỏng thường rất dễ bị thủng là do dùng que hàn quá lớn và dòng hàn quá cao. Thao tác trong một thời gian kéo quá dài cũng là một nguyên nhân khiến cho vật hàn dễ bị thủng.

kỹ thuật hàn tấm, chi tiết mỏng tránh bị thủng

Khi hàn tấm, chi tiết mỏng bạn nên chú ý chọn que hàn có đường kính nhỏ để hạn chế việc bị thủng khi hàn sắt mỏng đây cũng là cách hàn sắt không bị thủng được nhiều người áp dụng. Điều chỉnh dòng hàn với máy hàn que: Với que hàn có đường kính nhỏ bạn cần điều chỉnh cường độ dòng hàn nhỏ cho phù hợp để tránh tình trạng chảy vật liệu.

Thao tác kỹ thuật cần lưu ý trong quá trình hàn

Trong kỹ thuật hàn cần lưu ý

  • Chọn cỡ que hàn
  • Cường độ dòng hàn phù hợp với độ dày của từng loại vật liệu
  • Yếu tố tay nghề của người thợ hàn cũng là cực kỳ quan trọng

Khi hàn que bạn nên chú ý hàn ngắt nhịp không nên hàn kéo dài dễ rất đến tình trạng thủng vật liệu. Đối với vật liệu mỏng, tốc độ chấm ngắt cũng chậm hơn so với các vật liệu dày. Nghĩa là chỉ nên hàn chậm để hạn chế quá nóng gây chảy vật hàn.

Các nguyên tắc trong cách hàn tấm, chi tiết mỏng không bị thủng

Để áp dụng cách hàn sắt không bị thủng người thợ hàn cần nắm rõ những nguyên tắc hàn sắt cơ bản như sau:

  • Làm sạch bụi bẩn bằng cọ thép hay sử dụng dụng cụ làm sạch bề mặt chuyên dụng: Hàn sắt với máy hàn que là kỹ thuật không yêu cầu cao về làm sạch vị trí hàn, nhưng vẫn phải chú ý không được bỏ qua bước này.
  • Khu vực đặt kẹp mass để đảm bảo tiếp xúc tốt, cũng cần phải làm sạch như vậy sẽ giúp ổn định hồ quang trong quá trình hàn.
  • Phải đảm bảo quan sát rõ vũng hàn bằng cách giữ chuẩn tư thế trong kỹ thuật hàn sắt, người thợ hàn cần chọn hướng nhìn tốt, tránh bị tay che mắt và không để hít phải vùng khói độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.

Cách hàn tấm, chi tiết mỏng không bị thủng cho người mới học

Để giúp giải đáp cho những thắc mắc của nhiều người thợ hàn về tình trạng hàn sắt bị thủng. Nam Vượng đã tham khảo ý kiến của rất nhiều người thợ lành nghề lâu năm cũng như các chuyên gia trong ngành để đúc kết và đưa ra cách hàn sắt không bị thủng để gửi tới mọi người cùng tham khảo.

Thiết lập dòng điện trong hàn sắt cơ bản

Tùy theo loại điện cực người thợ cần sử dụng mà thiết lập dòng một chiều thuận, một chiều nghịch hay dòng xoay chiều cho thiết bị.

Cần phải đảm bảo rằng thiết bị được thiết lập chính xác trước khi tiến hành thực hiện thao tác hàn.

Độ lớn của dòng hàn phụ thuộc vào đường kính que hàn và loại điện cực hàn mà người thợ sử dụng.

Thông thường thông tin về dòng phù hợp với que hàn đều được được nhà sản xuất que hàn cung cấp trên bao bì sản phẩm

Có thể điều chỉnh dòng hàn theo cách tính sau: 1Amp tương ứng với 0.0254 mm đường kính của que hàn.

Đối với người mới học cách hàn cơ bản, có thể để dòng hàn ở mức thấp sau đó từ từ điều chỉnh tăng từ 5 đến 10 Amp rồi xem xét khả năng hàn cho thích hợp.

Độ dài của hồ quang phụ thuộc vào loại que hàn và vị trí hàn. Với kỹ thuật cách hàn sắt không bị thủng, độ dài hồ quang hàn không nên vượt quá đường kính que hàn. Khi độ dài hồ quang ngắn quá có thể làm cho hồ quang không ổn định, gây tắt hồ quang, vũng hàn sẽ đông cứng nhanh hơn và khả năng tạo vảy hàntăng lên. Hồ quang quá dài sẽ gây ra hiện tượng bắn tóe mạnh, tốc độ kết tủa chậm và dễ rỗ khí.

Chỉnh góc que hàn trong hàn sắt thép cơ bản

Đối với hàn bề mặt, góc que hàn nên để từ 5 độ đến 15 độ theo hướng chuyển động, đối với hàn sắt thép bằng máy hàn hồ quang, vị trí đứng nên để góc que hàn từ 0-15 độ ngược chiều với hướng di chuyển que hàn. 

  • chỉnh góc que hàn
  • Thao tác que hàn

Đối với người mới học kỹ thuật hàn sắt cơ bản cần lưu ý chuyển động dọc theo trục mối hàn, duy trì và điều chỉnh độ dài hồ quang. Chuyển động ngang duy trì độ rộng của đường hàn. Có nhiều loại chuyển động: ngang, liên tục và chuyển động ngắt quãng tùy thuộc vào độ dày của vật hàn mà người thợ có thể điều chỉnh. Với cách hàn sắt mỏng không cần có chuyển động ngang của que hàn vì độ rộng của hồ quang đã đủ làm đầy rãnh hàn.


[/tintuc]

[tintuc]kỹ thuật hàn ở vị trí hàn 6G là nghề luôn đứng top về sự chọn lựa trong nhóm học nghề, thợ hàn 6G luôn trong tình trạng khan hiếm lao động & mức lương của thợ hàn 6G luôn cao so với các nghề khác.


Kỹ thuật hàn 6G được mệnh danh là “Ông vua của kỹ thuật hàn”

  • Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Hàn Hoa Kỳ (American Welding Society – AWS), Hàn 6G là tư thế hàn trục ống nằm nghiêng 45 độ so với mặt phẳng nằm ngang và ống cố định (không quay) trong khi hàn.
  • Vị trí hàn 6G là tư thế hàn khó, trước khi “chinh phục” 6G đòi hỏi người học phải thành thạo các kỹ năng, kỹ thuật vị trí hàn thép tấm từ 1G – 4G và hàn ống từ vị trí 1G, 2G, 5G.
  • Đặc biệt là kỹ năng hàn ống ở vị trí hàn 6G với khả năng hàn hai tay là việc không phải thợ hàn nào cũng làm được.


Vì sao công nghệ hàn 6G lại được xem là khó?

  • Khi hàn trục ống nằm nghiêng 45 độ, (do trọng lực) và hướng nghiêng của vật liệu người thợ hàn phải kiểm soát được dòng chảy của kim loại theo hướng thẳng đứng.
  • Bạn có thể tìm thấy các trục ống nằm nghiêng và không quay trong khi hàn ở các công trình nhiệt điện, dầu khí, chân đế giàn khoan, ống công nghệ…
  • Đặc điểm của các công trình trên là thường xuyên chịu áp lực cao nên không thể dùng các phương pháp hàn phổ thông.

Video giới thiệu Kỹ thuật hàn 6G – hàn ống.

  • Thực tế đôi khi không chỉ có vật liệu nằm nghiêng mà còn có cả mặt bích (vách chắn ngay tại điểm hàn), độ khó của thao tác hàn cao hơn và hàn 6G được nâng lên thành 6GR. Chính vì thế, một người thợ hàn có trình độ hàn 6G có thể được xem là “ông vua của kỹ thuật hàn”.
  • Kỹ thuật hàn 6G đòi hỏi thợ được đào tạo và có kinh nghiệm.

Học phí cao nhưng vẫn luôn hấp dẫn người đăng kí học nghề.

  • Dù học phí rất cao bởi vì tất cả các vật tư tiêu hao sắt thép, que hàn đều phải nhập khẩu tuy nhiên các trung tâm đào tạo hàn 6G vẫn rất đông học viên theo học.
  • Các trung tâm đào tạo nghề hàn cho biết không chỉ do nguyên liệu (ống thép) để thực hành có giá thành không hề rẻ, mà còn phụ thuộc trình độ tay nghề giáo viên, chuyên gia hàn quốc tế và trang thiết bị phục vụ việc học, thực hành nên học phí cho kỹ thuật hàn 6G thường rất cao.
  • Đây là lý do chính khiến không phải trung tâm hay trường dạy nghề nào cũng có thể đào tạo những thợ hàn có mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì thế, theo nhận định của nhiều chuyên gia Hàn, xuất khẩu lao động, hiện thợ hàn có khả năng hàn theo công nghệ 6G đang rất khan hiếm.
Theo các trung tâm dạy nghề, với chi phí học hàn cao trong vòng 3-5 tháng học nhưng khi ra trường học viên có thể đi làm lương từ 15 triệu đến 25 triệu, hoặc có nơi trả từ 500.000đ – 800.000đ/ngày, làm việc trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động tay nghề cao.

[/tintuc]

[tintuc]Hàn là phương pháp nối các phần tử thành một mối liên kết không thể tháo rời được bằng cách nung nóng chỗ nối tới trạng thái chảy lỏng hoặc dẻo.
Khi hàn ở trạng thái chảy thì chỗ nối của vật hàn nóng chảy ra cùng với kim loại hàn, sau đó kết tinh và đông đặc lại cho ta mối hàn.
Ở trạng thái dẻo thì chỗ nối của vật hàn được nung nóng tới trạng thái dẻo, khi đó khả năng để đảm bảo được mối hàn bền chắc chưa được nên phải tác dụng lên chỗ đó một ngoại lực.
Hàn hồ quang - Là quá trình sử dụng nhiệt của hồ quang để làm nóng chảy kim loại phụ (que hàn, dây hàn… ) và kim loại gốc.
Trong quá trình hàn hồ quang bao gồm các chuyển động như gây hồ quang, dịch chuyển hồ quang, dịch chuyển bằng tay. Một hoặc nhiều mối hàn có thể tạo thành một kết cấu hàn.
Kết cấu hàn có thể là một sản phẩm hoàn chỉnh cũng có thể là một bộ phận.




# Chú ý:

Trạng thái hàn có thể là trạng thái lỏng, dẻo thậm chí là trạng thái nguội bình thường.

Khi hàn nếu kim loại đạt tới trạng thái lỏng, thì trong phần lớn các trường hợp, mối hàn tự hình thành mà không cần lực ép, việc tạo ra mối hàn có hình dáng và kích thước cho trước có thể cần hoặc không cần kim loại bổ xung. (thông qua vật liệu hàn). 

Nếu kim loại chỗ cần nối khi hàn có nhiệt độ thấp, hoặc chỉ đạt tới trạng thái dẻo thì để đạt được mối hàn cần có ngoại lực tác động.

Về bản chất thì hàn đắp, hàn vảy và dán kim loại cũng tương tự như hàn. Do đó trong kỹ thuật nó cũng được coi như là lĩnh vực riêng của hàn.

1.2 Đặc điểm hàn hồ quang

Liên kết hàn không tháo rời được bởi tính đặc trưng liên tục và nguyên khối, đó là dạng liên kết cứng và bền.

Với khả năng làm việc, so với các phương pháp nối ghép khác như tán đinh, bu lông…thì kết cấu hàn cho phép tiết kiệm từ 10 - 20% khối lượng kim loại. Hình dáng của chi tiết cân đối hơn do không phải đột lỗ khoan hay tán đinh.

So với phương pháp đúc thì phương pháp hàn tiết kiệm 50% khối lượng công việc vì hàn không cần hệ thống đốt và khuôn, giảm được thời gian và giá thành.

Hàn cho phép chế tạo các kết cấu phức tạp, và có thể liên kết được các kim loại có tính chất khác nhau.

 Vd: Kim loại đen với kim loại đen Kim loại màu với kim loại màu Kim loại màu với kim loại đen

     Ngoài ra còn hàn nối được các kim loại có tính chất khác nhau nhưng phụ thuộc vào que hàn, máy hàn và môi trường khí bảo vệ.

Hàn tạo ra liên kết có độ bền cao, độ kín cao đáp ứng được các yêu cầu công việc của các kết cấu quan trọng như: Bình bồn áp lực, tàu thuyền…

Hàn có tính linh động và năng suất cao so với các phương pháp gia công khác, dễ cơ khí hóa và tự động hóa quá trình sản xuất.

Giảm được tiếng ồn và mức độ đầu tư cho hàn không cao.

Thiết bị hàn tương đối đơn giản và dễ chế tạo. 

Độ bền mối hàn cao, mối hàn kín do kim loại mối hàn tốt hơn kim loại vật hàn, nên chịu tải trọng tĩnh tốt, mối hàn chịu được áp suất cao.

1.3 Ưu nhược điểm của phương pháp hàn hồ quang

Ưu điểm của hàn hồ quang

Phương pháp hàn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo  mới  và  tu  sửa  như  đóng  tàu,  cầu  phà,  bình  bồn,  nhà xưởng…

Nói chung những bộ phận máy có hình dáng phức tạp phải chịu lực tương đối lớn, có chiều dày nhỏ đều được gia công chế tạo bằng phương pháp hàn.

Nhược điểm của hàn hồ quang

Dễ tạo ra biến dạng kim loại, có thể làm thay đổi tính chất kim loại,  làm giảm khả năng chịu lực của kết cấu và là nghề được xếp vào nghề độc hại.

Trong kết cấu hàn thường tồn tại trạng thái ứng xuất dư và biến dạng dư, tạo ra ứng suất mỏi của sản phẩm trong quá trình sử dụng.

2 PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP HÀN

PHƯƠNG PHÁP HÀN CÓ THỂ ĐƯỢC CHIA THEO CÁC CÁCH SAU.

2.1   CĂN CỨ THEO DẠNG NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG

Các phương pháp hàn dùng điện năng

Bao gồm các phương pháp dùng điện năng biến thành nhiệt năng để cung cấp nhiệt cho quá trình hàn.

  • Hàn hồ quang
  • Hàn điện trở
  • Hàn điện xỉ
  • Hàn tia điện tử 

Các phương pháp hàn cơ năng

Bao gồm các phương pháp sử dụng cơ năng để làm biến dạng kim loại tại khu vực cần hàn và tạo ra liên kết hàn.

  • Hàn ma sát
  • Hàn áp lực

Các phương pháp hàn hóa năng

Bao gồm các phương pháp sử dụng các phản ứng hóa học tạo ra để nung nóng kim loại mối hàn.

  • Hàn khí
  • Hàn nhiệt nhôm
  • Hàn nổ

Các phương pháp hàn chùm hạt năng lượng cao

Bao gồm các phương pháp hàn dùng các tia điện tử có năng lượng cao đốt chảy kim loại cục bộ để tạo liên kết hàn.

  • Hàn tia laser

Phương pháp hàn bằng năng lượng sóng siêu âm

  • Hàn siêu âm

2.2   CĂN CỨ VÀO TRẠNG THÁI CỦA KIM LOẠI MỐI HÀN Ở TẠI THỜI ĐIỂM HÀN.

Nhóm hàn nóng chảy

Trong nhóm hàn nóng chảy còn được chia ra thành các phương pháp hàn như:

Các phương pháp hàn khí nhiên liệu

  • Phương pháp hàn nhiệt nhôm
  • Phương pháp hàn điện xỉ
  • Phương pháp hàn tia điện tử
  • Phương pháp hàn tia laser
  • Các phương pháp hàn hồ quang

Nhóm hàn áp lực 

Phương pháp này chỉ thích hợp với các loại kim loại khi biến thành thể lỏng phải qua thể nhão (dẻo), những kim loại khác như Gang thì không thể áp dụng hàn ở phương pháp này được vì không có thể dẻo.

Trong nhóm này cũng được chia ra các phương pháp hàn khác như:

  • Phương pháp hàn áp lực khí
  • Phương pháp hàn điện trở
  • Phương pháp hàn rèn
  • Phương pháp hàn siêu âm
  • Phương pháp hàn ma sát
  • Phương pháp hàn áp lực nguội
  • Phương pháp hàn nổ

[/tintuc]

0345-015515