[tintuc]Đối với người mới học hàn, mới làm quen với máy hàn hoặc với người chưa có nhiều kinh nghiệm thì hàn một tấm sắt mỏng là một trở ngại lớn. Hôm nay Nam Vượng sẽ chia sẻ cho các bạn về cách hàn sắt không bị thủng.


Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàn tấm, chi tiết mỏng bị thủng

Lý do dẫn đến khi hàn sắt mỏng thường rất dễ bị thủng là do dùng que hàn quá lớn và dòng hàn quá cao. Thao tác trong một thời gian kéo quá dài cũng là một nguyên nhân khiến cho vật hàn dễ bị thủng.

kỹ thuật hàn tấm, chi tiết mỏng tránh bị thủng

Khi hàn tấm, chi tiết mỏng bạn nên chú ý chọn que hàn có đường kính nhỏ để hạn chế việc bị thủng khi hàn sắt mỏng đây cũng là cách hàn sắt không bị thủng được nhiều người áp dụng. Điều chỉnh dòng hàn với máy hàn que: Với que hàn có đường kính nhỏ bạn cần điều chỉnh cường độ dòng hàn nhỏ cho phù hợp để tránh tình trạng chảy vật liệu.

Thao tác kỹ thuật cần lưu ý trong quá trình hàn

Trong kỹ thuật hàn cần lưu ý

  • Chọn cỡ que hàn
  • Cường độ dòng hàn phù hợp với độ dày của từng loại vật liệu
  • Yếu tố tay nghề của người thợ hàn cũng là cực kỳ quan trọng

Khi hàn que bạn nên chú ý hàn ngắt nhịp không nên hàn kéo dài dễ rất đến tình trạng thủng vật liệu. Đối với vật liệu mỏng, tốc độ chấm ngắt cũng chậm hơn so với các vật liệu dày. Nghĩa là chỉ nên hàn chậm để hạn chế quá nóng gây chảy vật hàn.

Các nguyên tắc trong cách hàn tấm, chi tiết mỏng không bị thủng

Để áp dụng cách hàn sắt không bị thủng người thợ hàn cần nắm rõ những nguyên tắc hàn sắt cơ bản như sau:

  • Làm sạch bụi bẩn bằng cọ thép hay sử dụng dụng cụ làm sạch bề mặt chuyên dụng: Hàn sắt với máy hàn que là kỹ thuật không yêu cầu cao về làm sạch vị trí hàn, nhưng vẫn phải chú ý không được bỏ qua bước này.
  • Khu vực đặt kẹp mass để đảm bảo tiếp xúc tốt, cũng cần phải làm sạch như vậy sẽ giúp ổn định hồ quang trong quá trình hàn.
  • Phải đảm bảo quan sát rõ vũng hàn bằng cách giữ chuẩn tư thế trong kỹ thuật hàn sắt, người thợ hàn cần chọn hướng nhìn tốt, tránh bị tay che mắt và không để hít phải vùng khói độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.

Cách hàn tấm, chi tiết mỏng không bị thủng cho người mới học

Để giúp giải đáp cho những thắc mắc của nhiều người thợ hàn về tình trạng hàn sắt bị thủng. Nam Vượng đã tham khảo ý kiến của rất nhiều người thợ lành nghề lâu năm cũng như các chuyên gia trong ngành để đúc kết và đưa ra cách hàn sắt không bị thủng để gửi tới mọi người cùng tham khảo.

Thiết lập dòng điện trong hàn sắt cơ bản

Tùy theo loại điện cực người thợ cần sử dụng mà thiết lập dòng một chiều thuận, một chiều nghịch hay dòng xoay chiều cho thiết bị.

Cần phải đảm bảo rằng thiết bị được thiết lập chính xác trước khi tiến hành thực hiện thao tác hàn.

Độ lớn của dòng hàn phụ thuộc vào đường kính que hàn và loại điện cực hàn mà người thợ sử dụng.

Thông thường thông tin về dòng phù hợp với que hàn đều được được nhà sản xuất que hàn cung cấp trên bao bì sản phẩm

Có thể điều chỉnh dòng hàn theo cách tính sau: 1Amp tương ứng với 0.0254 mm đường kính của que hàn.

Đối với người mới học cách hàn cơ bản, có thể để dòng hàn ở mức thấp sau đó từ từ điều chỉnh tăng từ 5 đến 10 Amp rồi xem xét khả năng hàn cho thích hợp.

Độ dài của hồ quang phụ thuộc vào loại que hàn và vị trí hàn. Với kỹ thuật cách hàn sắt không bị thủng, độ dài hồ quang hàn không nên vượt quá đường kính que hàn. Khi độ dài hồ quang ngắn quá có thể làm cho hồ quang không ổn định, gây tắt hồ quang, vũng hàn sẽ đông cứng nhanh hơn và khả năng tạo vảy hàntăng lên. Hồ quang quá dài sẽ gây ra hiện tượng bắn tóe mạnh, tốc độ kết tủa chậm và dễ rỗ khí.

Chỉnh góc que hàn trong hàn sắt thép cơ bản

Đối với hàn bề mặt, góc que hàn nên để từ 5 độ đến 15 độ theo hướng chuyển động, đối với hàn sắt thép bằng máy hàn hồ quang, vị trí đứng nên để góc que hàn từ 0-15 độ ngược chiều với hướng di chuyển que hàn. 

  • chỉnh góc que hàn
  • Thao tác que hàn

Đối với người mới học kỹ thuật hàn sắt cơ bản cần lưu ý chuyển động dọc theo trục mối hàn, duy trì và điều chỉnh độ dài hồ quang. Chuyển động ngang duy trì độ rộng của đường hàn. Có nhiều loại chuyển động: ngang, liên tục và chuyển động ngắt quãng tùy thuộc vào độ dày của vật hàn mà người thợ có thể điều chỉnh. Với cách hàn sắt mỏng không cần có chuyển động ngang của que hàn vì độ rộng của hồ quang đã đủ làm đầy rãnh hàn.


[/tintuc]

[tintuc]kỹ thuật hàn ở vị trí hàn 6G là nghề luôn đứng top về sự chọn lựa trong nhóm học nghề, thợ hàn 6G luôn trong tình trạng khan hiếm lao động & mức lương của thợ hàn 6G luôn cao so với các nghề khác.


Kỹ thuật hàn 6G được mệnh danh là “Ông vua của kỹ thuật hàn”

  • Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Hàn Hoa Kỳ (American Welding Society – AWS), Hàn 6G là tư thế hàn trục ống nằm nghiêng 45 độ so với mặt phẳng nằm ngang và ống cố định (không quay) trong khi hàn.
  • Vị trí hàn 6G là tư thế hàn khó, trước khi “chinh phục” 6G đòi hỏi người học phải thành thạo các kỹ năng, kỹ thuật vị trí hàn thép tấm từ 1G – 4G và hàn ống từ vị trí 1G, 2G, 5G.
  • Đặc biệt là kỹ năng hàn ống ở vị trí hàn 6G với khả năng hàn hai tay là việc không phải thợ hàn nào cũng làm được.


Vì sao công nghệ hàn 6G lại được xem là khó?

  • Khi hàn trục ống nằm nghiêng 45 độ, (do trọng lực) và hướng nghiêng của vật liệu người thợ hàn phải kiểm soát được dòng chảy của kim loại theo hướng thẳng đứng.
  • Bạn có thể tìm thấy các trục ống nằm nghiêng và không quay trong khi hàn ở các công trình nhiệt điện, dầu khí, chân đế giàn khoan, ống công nghệ…
  • Đặc điểm của các công trình trên là thường xuyên chịu áp lực cao nên không thể dùng các phương pháp hàn phổ thông.

Video giới thiệu Kỹ thuật hàn 6G – hàn ống.

  • Thực tế đôi khi không chỉ có vật liệu nằm nghiêng mà còn có cả mặt bích (vách chắn ngay tại điểm hàn), độ khó của thao tác hàn cao hơn và hàn 6G được nâng lên thành 6GR. Chính vì thế, một người thợ hàn có trình độ hàn 6G có thể được xem là “ông vua của kỹ thuật hàn”.
  • Kỹ thuật hàn 6G đòi hỏi thợ được đào tạo và có kinh nghiệm.

Học phí cao nhưng vẫn luôn hấp dẫn người đăng kí học nghề.

  • Dù học phí rất cao bởi vì tất cả các vật tư tiêu hao sắt thép, que hàn đều phải nhập khẩu tuy nhiên các trung tâm đào tạo hàn 6G vẫn rất đông học viên theo học.
  • Các trung tâm đào tạo nghề hàn cho biết không chỉ do nguyên liệu (ống thép) để thực hành có giá thành không hề rẻ, mà còn phụ thuộc trình độ tay nghề giáo viên, chuyên gia hàn quốc tế và trang thiết bị phục vụ việc học, thực hành nên học phí cho kỹ thuật hàn 6G thường rất cao.
  • Đây là lý do chính khiến không phải trung tâm hay trường dạy nghề nào cũng có thể đào tạo những thợ hàn có mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì thế, theo nhận định của nhiều chuyên gia Hàn, xuất khẩu lao động, hiện thợ hàn có khả năng hàn theo công nghệ 6G đang rất khan hiếm.
Theo các trung tâm dạy nghề, với chi phí học hàn cao trong vòng 3-5 tháng học nhưng khi ra trường học viên có thể đi làm lương từ 15 triệu đến 25 triệu, hoặc có nơi trả từ 500.000đ – 800.000đ/ngày, làm việc trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động tay nghề cao.

[/tintuc]

[tintuc]Hàn là phương pháp nối các phần tử thành một mối liên kết không thể tháo rời được bằng cách nung nóng chỗ nối tới trạng thái chảy lỏng hoặc dẻo.
Khi hàn ở trạng thái chảy thì chỗ nối của vật hàn nóng chảy ra cùng với kim loại hàn, sau đó kết tinh và đông đặc lại cho ta mối hàn.
Ở trạng thái dẻo thì chỗ nối của vật hàn được nung nóng tới trạng thái dẻo, khi đó khả năng để đảm bảo được mối hàn bền chắc chưa được nên phải tác dụng lên chỗ đó một ngoại lực.
Hàn hồ quang - Là quá trình sử dụng nhiệt của hồ quang để làm nóng chảy kim loại phụ (que hàn, dây hàn… ) và kim loại gốc.
Trong quá trình hàn hồ quang bao gồm các chuyển động như gây hồ quang, dịch chuyển hồ quang, dịch chuyển bằng tay. Một hoặc nhiều mối hàn có thể tạo thành một kết cấu hàn.
Kết cấu hàn có thể là một sản phẩm hoàn chỉnh cũng có thể là một bộ phận.




# Chú ý:

Trạng thái hàn có thể là trạng thái lỏng, dẻo thậm chí là trạng thái nguội bình thường.

Khi hàn nếu kim loại đạt tới trạng thái lỏng, thì trong phần lớn các trường hợp, mối hàn tự hình thành mà không cần lực ép, việc tạo ra mối hàn có hình dáng và kích thước cho trước có thể cần hoặc không cần kim loại bổ xung. (thông qua vật liệu hàn). 

Nếu kim loại chỗ cần nối khi hàn có nhiệt độ thấp, hoặc chỉ đạt tới trạng thái dẻo thì để đạt được mối hàn cần có ngoại lực tác động.

Về bản chất thì hàn đắp, hàn vảy và dán kim loại cũng tương tự như hàn. Do đó trong kỹ thuật nó cũng được coi như là lĩnh vực riêng của hàn.

1.2 Đặc điểm hàn hồ quang

Liên kết hàn không tháo rời được bởi tính đặc trưng liên tục và nguyên khối, đó là dạng liên kết cứng và bền.

Với khả năng làm việc, so với các phương pháp nối ghép khác như tán đinh, bu lông…thì kết cấu hàn cho phép tiết kiệm từ 10 - 20% khối lượng kim loại. Hình dáng của chi tiết cân đối hơn do không phải đột lỗ khoan hay tán đinh.

So với phương pháp đúc thì phương pháp hàn tiết kiệm 50% khối lượng công việc vì hàn không cần hệ thống đốt và khuôn, giảm được thời gian và giá thành.

Hàn cho phép chế tạo các kết cấu phức tạp, và có thể liên kết được các kim loại có tính chất khác nhau.

 Vd: Kim loại đen với kim loại đen Kim loại màu với kim loại màu Kim loại màu với kim loại đen

     Ngoài ra còn hàn nối được các kim loại có tính chất khác nhau nhưng phụ thuộc vào que hàn, máy hàn và môi trường khí bảo vệ.

Hàn tạo ra liên kết có độ bền cao, độ kín cao đáp ứng được các yêu cầu công việc của các kết cấu quan trọng như: Bình bồn áp lực, tàu thuyền…

Hàn có tính linh động và năng suất cao so với các phương pháp gia công khác, dễ cơ khí hóa và tự động hóa quá trình sản xuất.

Giảm được tiếng ồn và mức độ đầu tư cho hàn không cao.

Thiết bị hàn tương đối đơn giản và dễ chế tạo. 

Độ bền mối hàn cao, mối hàn kín do kim loại mối hàn tốt hơn kim loại vật hàn, nên chịu tải trọng tĩnh tốt, mối hàn chịu được áp suất cao.

1.3 Ưu nhược điểm của phương pháp hàn hồ quang

Ưu điểm của hàn hồ quang

Phương pháp hàn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo  mới  và  tu  sửa  như  đóng  tàu,  cầu  phà,  bình  bồn,  nhà xưởng…

Nói chung những bộ phận máy có hình dáng phức tạp phải chịu lực tương đối lớn, có chiều dày nhỏ đều được gia công chế tạo bằng phương pháp hàn.

Nhược điểm của hàn hồ quang

Dễ tạo ra biến dạng kim loại, có thể làm thay đổi tính chất kim loại,  làm giảm khả năng chịu lực của kết cấu và là nghề được xếp vào nghề độc hại.

Trong kết cấu hàn thường tồn tại trạng thái ứng xuất dư và biến dạng dư, tạo ra ứng suất mỏi của sản phẩm trong quá trình sử dụng.

2 PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP HÀN

PHƯƠNG PHÁP HÀN CÓ THỂ ĐƯỢC CHIA THEO CÁC CÁCH SAU.

2.1   CĂN CỨ THEO DẠNG NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG

Các phương pháp hàn dùng điện năng

Bao gồm các phương pháp dùng điện năng biến thành nhiệt năng để cung cấp nhiệt cho quá trình hàn.

  • Hàn hồ quang
  • Hàn điện trở
  • Hàn điện xỉ
  • Hàn tia điện tử 

Các phương pháp hàn cơ năng

Bao gồm các phương pháp sử dụng cơ năng để làm biến dạng kim loại tại khu vực cần hàn và tạo ra liên kết hàn.

  • Hàn ma sát
  • Hàn áp lực

Các phương pháp hàn hóa năng

Bao gồm các phương pháp sử dụng các phản ứng hóa học tạo ra để nung nóng kim loại mối hàn.

  • Hàn khí
  • Hàn nhiệt nhôm
  • Hàn nổ

Các phương pháp hàn chùm hạt năng lượng cao

Bao gồm các phương pháp hàn dùng các tia điện tử có năng lượng cao đốt chảy kim loại cục bộ để tạo liên kết hàn.

  • Hàn tia laser

Phương pháp hàn bằng năng lượng sóng siêu âm

  • Hàn siêu âm

2.2   CĂN CỨ VÀO TRẠNG THÁI CỦA KIM LOẠI MỐI HÀN Ở TẠI THỜI ĐIỂM HÀN.

Nhóm hàn nóng chảy

Trong nhóm hàn nóng chảy còn được chia ra thành các phương pháp hàn như:

Các phương pháp hàn khí nhiên liệu

  • Phương pháp hàn nhiệt nhôm
  • Phương pháp hàn điện xỉ
  • Phương pháp hàn tia điện tử
  • Phương pháp hàn tia laser
  • Các phương pháp hàn hồ quang

Nhóm hàn áp lực 

Phương pháp này chỉ thích hợp với các loại kim loại khi biến thành thể lỏng phải qua thể nhão (dẻo), những kim loại khác như Gang thì không thể áp dụng hàn ở phương pháp này được vì không có thể dẻo.

Trong nhóm này cũng được chia ra các phương pháp hàn khác như:

  • Phương pháp hàn áp lực khí
  • Phương pháp hàn điện trở
  • Phương pháp hàn rèn
  • Phương pháp hàn siêu âm
  • Phương pháp hàn ma sát
  • Phương pháp hàn áp lực nguội
  • Phương pháp hàn nổ

[/tintuc]

[tintuc]Hàn hồ quang điện là một quá trình hàn sử dụng hồ quang để tạo ra nhiệt làm nóng chảy và nối kim loại. Nguồn điện cơ bản sử dụng dòng điện một chiều (DC) hoặc xoay chiều (AC).

Mô hình hàn hồ quang cơ bản

Hàn hồ quang tay hoạt động như thế nào?

Hàn hồ quang là một quá trình hàn điện nóng chảy được sử dụng để nối kim loại. Hồ quang điện từ nguồn điện AC hoặc DC tạo ra một nhiệt lượng cực lớn khoảng 6500 °F làm nóng chảy kim loại ở phần nối giữa hai chi tiết gia công.

Hồ quang có thể được dẫn hướng bằng tay theo đường của mối nối, trong khi điện cực chỉ đơn giản mang dòng điện hoặc dẫn dòng điện và nóng chảy vào vũng hàn cùng một lúc để cung cấp kim loại phụ cho mối nối.

Do các kim loại phản ứng hóa học với oxy và nitơ trong không khí khi được hồ quang nung nóng đến nhiệt độ cao, nên một lớp khí hoặc xỉ bảo vệ được sử dụng để giảm thiểu sự tiếp xúc của kim loại nóng chảy với không khí. Sau khi nguội, các kim loại nóng chảy rắn lại để tạo thành một liên kết gọi là đường hàn hoặc mối hàn, phần vỏ bảo vệ bên ngoài gọi là xỉ hàn.

Hàn hồ quang điện có các tên gọi khác như: hàn hồ quang tay hoặc hàn que.

Đặc điểm của kỹ thuật hàn hồ quang tay

  • Hàn được ở mọi tư thế trong không gian.
  • Dùng được cả dòng một chiều(DC) và xoay chiều(AC)
  • Năng suất thấp do cường độ hàn bị hạn chế
  • Hình dạng, kích thước và thành phần hóa học mối hàn không đồng đều do tốc độ hàn bị dao động ,làm cho phần kim loại cơ bản tham gia vào mối hàn thay đổi.
  • Bề rộng vùng ảnh hưởng nhiệt tương đối lớn do tốc độ hàn nhỏ
  • Điều kiện làm việc của thợ hàn mang tính độc hại – do tiếp xúc gần với bức xạ, khí độc
  • Dễ tạo khuyết tật nên chất lượng mối hàn không cao

Phạm vi ứng dụng hàn hồ quang tay

  • Do tính linh hoạt, sự đơn giản của thiết bị và quy trình hoạt động của hàn hồ quang tay, nên nó là phương pháp hàn phổ biến nhất trên thế giới.
  • Thích hợp cho hàn các chiều dày nhỏ và trung bình ở mọi tư thế trong không gian
  • Chiếm ưu thế so với phương pháp hàn khác trong công nghiệp sửa chữa, chết  tạo và phục hồi bảo dưỡng.
  • Sử dụng rộng rãi trong xây dựng kết cấu thép và chế tạo công nghiệp.
  • Thường hàn thép các bon, thép hợp kim cao và thấp, thép không gỉ, gang xám và gang dẻo. Ít phổ biến cho hàn kim loại màu: Niken,Đồng, nhôm và hợp kim của chúng.

Thiết bị và dụng cụ để hàn hồ quang tay

  • Hàn hồ quang có thể dùng dòng điện một chiều (DC), hoặc xoay chiều (AC).
  • Ưu điểm của dòng một chiều là hồ quang có tính ổn định cao và có thể đổi cực để điều chỉnh mức độ đốt nóng vật hàn.
  • Tuy nhiên trong thực tế, người ta thường hàn hồ quang với dòng điện xoay chiều. Ưu điểm của dòng xoay chiều là thiết bị rẻ hơn, nhỏ, gọn nhẹ, cơ động hơn, vận hành cũng đơn giản, hiệu suất cao, tiêu hao điện năng ít hơn so với thiết bị dòng điện một chiều.


Thiết bị hàn hồ quang tay

  • Máy hàn điện một chiều, máy hàn 1 chiều (hay còn gọi là máy hàn DC dùng chỉnh lưu), được sản xuất dưới 2 loại máy là: một pha 220V và ba pha 380V. Loại máy hàn này khi hàn thường xảy ra hiện tượng ngắn mạch, nên cần phải trang bị thêm bộ phận ngăn ngừa cường độ ngắn mạch quá lớn.
    Hàn bằng dòng điện 1 chiều tuy được sử dụng máy hàn đắt tiền nhưng dễ gây hồ quang, dễ hàn và chất lượng mối hàn cao.
    Nối thuận: Que hàn được nối với cực âm của nguồn điện, còn vật hàn nối với cực dương của nguồn. Do nhiệt độ của vật hàn lớn nên dùng để hàn thép có chiều dày lớn. Khi dùng điện cực không nóng chảy thì nên dùng cách nối này để điện cực đỡ bị mòn
    Nối nghịch trong hàn điện hồ quang là gì: Que hàn được nối với cực dương của nguồn điện, vật hàn nối với cực âm. Cách nối này được dùng khi hàn các vật mỏng, kim loại màu hoặc gang bằng que hàn thép.
  • Máy hàn điện xoay chiều, máy hàn xoay chiều (hay còn gọi là máy hàn AC) sử dụng dòng điện xoay chiều để giảm điện áp của nguồn điện xuống nhằm phù hợp với cường độ dòng hàn và điện áp trong khi hàn. Máy hàn AC cũng được chia thành 2 loại là máy hàn 220V và máy hàn xoay chiều 3 pha 380V.
  • Vật liệu hàn – Que hàn: lựa chọn phù hợp cho từng loại yêu cầu vật liệu khác nhau như, hàn thép đen, hàn inox, hàn đồng, gang …

Trang bị dụng cụ để hàn hồ quang tay

Giật điện, nhiễm độc khói, gas, cháy nổ, bỏng do tiếp xúc với kim loại nóng, tiếp xúc với tia cực tím, tiếng ồn và một số nguyên nhân khác… là những tai nạn rủi ro mà các công nhân hàn thường phải đối mặt. Do đó, các trang bị bảo hộ đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình làm việc của người thợ hàn.

  • Mũ hàn – mặt nạ hàn, là trang bị bảo hộ không thể thiếu cho công nhân hàn. Mũ hàn sẽ bảo vệ khỏi ảnh hưởng của tia cực tím, tia hồng ngoại lên mắt và da vùng mặt, bảo vệ khỏi xỉ hàn nóng chảy bắn tóe.
  • Quần áo bảo vệ, cũng giống như mũ hàn, quần áo cũng cần đáp ứng các yêu cầu bảo vệ, và đảm bảo tính thoải mái cho công nhân hàn. Chất liệu quần áo thường làm bằng da hoặc vải amiang, nhưng cũng cần chú ý đến sự thoải mái thuận tiện cho người thợ hàn.
  • Giày – bao tay bảo hộ, cũng cần phải đáp ứng kép về bảo vệ cũng như dễ hoạt động, sự chủ quan trong quá trình làm việc, công nhân hàn thường không quan tâm đến các trang bị bảo hộ. Do đó dễ dẫn đến tai nạn xảy ra có thể gây các hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy hãy học thói quen mang đồ bảo vệ cho mình khi tham gia vào quá trình hàn để tránh các tai nạn đáng tiếc.
  • Kính hàn trắng – đen, đây là chi tiết cực kỳ quan trọng nhằm bảo vệ đôi mắt của thợ hàn tránh những tia xỉ bắn tóe và tránh sự phản xạ quang tuyến gây ảnh hưởng tới sức khỏe của những người ở gần nơi hàn.
  • Kìm hàn que để cặp điện cực (que hàn)
  • Kẹp mát, đầu cặp nối với vật hàn để tiếp thông dòng điện với vật hàn – tiếp mass
  • Những phụ tùng khác như thùng đựng que hàn, búa gõ xỉ hàn, bàn chải sắt vệ sinh mối hàn, dụng cụ gá lắp…

Tổng kết

Kỹ thuật hàn hồ quang điện, hồ quang tay là phương pháp hàn phổ biến nhất hiện nay trên toàn thế giới, từ các xưởng cơ khí cho đến những thợ sửa chữa máy móc nhỏ cũng sử dụng phương pháp này. Do tính linh hoạt ,sự đơn giản của thiết bị và quy trình hoạt động của máy hàn hồ quang tay cũng như chi phí dẻ dễ dàng đầu tư, dễ dàng sử dụng với đại đa số các công việc hàn thông dụng. [/tintuc]

[tintuc]Công nghệ Hàn kim loại là một phương pháp sửa chữa hoặc tạo ra các cấu trúc kim loại bằng cách liên kết các mảnh kim loại thông qua các quá trình phản ứng tổng hợp khác nhau. Nói chung, sử dụng nhiệt để hàn các vật liệu. Thiết bị hàn có thể sử dụng lửa, hồ quang điện hay ánh sáng laser. Bản chất của ngành Hàn phản ánh sự tương tác về mặt lý – hóa của các nguyên tố hóa học, và các ứng xử sau đó của các vật liệu.


Sơ lược về lịch sử ngành hàn

Khoảng đầu thời đại đồ đồng, đồ sắt loài người đã biết hàn kim loại. Từ cuối thế kỷ 19, vật lý, hóa học và các môn khoa học khác phát triển rất mạnh.

Lịch sử ngành hàn, sự ra đời và phát triển kỹ thuật hàn

Khi mới bắt đầu, nguồn gốc của hàn được bắt nguồn từ lửa, và đây được coi là nguồn năng lượng chính được sử dụng  cho kỹ thuật hàn. Lúc đầu, vào khoảng những năm 4000 trước công nguyên (TCN), để hàn 2 vật liệu kim loại với nhau (vàng với vàng, đồng với vàng…) những người Sumer đã dùng lửa để đốt nóng các chi tiết đến trang thái nóng đỏ, sau đó dùng búa để đập ép hai chi tiết dinh vào nhau. Phương pháp này ngày nay được biết đến với tên gọi là hàn rèn.

Vào khoảng 2500 – 3400 năm TCN, hàn vảy cứng (brazing) và hàn vảy mềm (soldering) được ứng dụng để hàn đồ trang sức và đồ kim hoàn được sử dụng ở Mesopotamia và Ai Cập cổ đại. Thời đó, Vảy mềm thường được sử dụng là hợp kim của chì mà phổ biến nhất là vảy thiếc chì (Sn-Pb). Còn vảy cứng thường là vảy đồng hoặc đồng bạc.

Lịch sử công nghệ hàn kim loại qua các thời kì

Năm 1800, trong thế kỷ 19, những bước đột phá lớn trong hàn được thực hiện. Việc sử dụng các ngọn lửa mở (axetylen) là một cột mốc quan trọng trong lịch sử của hàn vì ngọn lửa mở, cho phép sản xuất các công cụ kim loại phức tạp và thiết bị. Anh Edmund Davy phát hiện acetylene trong năm 1836 và axetylen đã sớm sử dụng bởi các ngành công nghiệp hàn. Năm 1800, Sir Humphrey Davy phát minh ra một công cụ hoạt động pin mà có thể tạo ra một vòng cung giữa các điện cực carbon. Công cụ này được sử dụng rộng rãi trong các kim loại hàn.

Năm 1881, nhà khoa học người Pháp Auguste De Meritens thành công trong việc pha trộn các tấm chì bằng cách sử dụng nhiệt sinh ra từ một vòng cung. Sau đó, nhà khoa học Nga Nikolai N. Benardos và đồng hương của mình Stanislaus Olszewski phát triển một chủ điện cực mà họ được bảo đảm bằng sáng chế của Mỹ và Anh.

Năm 1889, Hans Zerner được cấp bằng sáng chế của Đức số 53502.3.12.1889 cho quá trình hàn hai hồ quang bằng điện cực cacbon. Charles L. Cofflin ở Detroil Michigan đã được trao bằng sáng chế đầu tiên của Hòa kỳ số 395878 về quá trình hàn hồ quang điện sử dụng điện cực kim loại. Đây được coi là ghi nhận đầu tiên về sự nóng chảy kim loại từ điện cực, và thực tế là thông qua hồ quang điện sẽ đốt chảy dây hàn để tạo ra mối hàn. Quá trình sử dụng một điện cực cacbon và một que hàn bù.

Năm 1890, một trong những phương pháp hàn phổ biến nhất là hàn hồ quang carbon (hay còn gọi là hàn que). Khoảng thời gian này, Mỹ C.L. Coffin bảo đảm một bằng sáng chế Mỹ cho hàn hồ quang điện cực kim loại. N.G. Slavianoff của Nga sử dụng cùng một nguyên tắc cho đúc kim loại vào khuôn.


Mô hình hàn que cơ bản

Năm 1900, Coated điện cực kim loại lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1900 bởi Strohmenger. Một lớp phủ vôi giúp vòng cung được ổn định hơn nhiều. Một số quy trình hàn khác đã được phát triển trong giai đoạn này. Một số trong số họ bao gồm hàn lăn, hàn điểm, hàn nối flash, và hàn chiếu. Điện cực nối cũng đã trở thành một công cụ hàn phổ biến khoảng thời gian này.

Năm 1907, Một kỹ sư người Thụy điển tên là Oscar Kjellberg đã phát triển phương pháp hàn dây bằng điện cực có vỏ bọc thuốc (SMAW) và nhận bằng sáng chế (Swedish Patent: 27152, June 29, 1907) cho phương pháp này, ông cũng được biết đến là người sáng lập ra công ty ESAB vào năm 1904. Lúc đầu, lớp vỏ bọc rất mỏng với mục đích để ổn định hồ quang thay vì hợp kim hóa cho mối hàn. Và nó cho mối hàn có chất lượng tốt hơn một chút so với khi hàn bằng điện cực trần.

Năm 1919, sau khi kết thúc Thế chiến I, Hiệp hội ngành hàn Mỹ được thành lập bởi Comfort Avery Adams. Mục đích của xã hội là sự tiến bộ của quá trình hàn. CJ Holstag cũng phát minh ra dòng xoay chiều trong năm 1919. Tuy nhiên, dòng điện xoay chiều đã được thương mại đầu tiên sử dụng bởi các ngành công nghiệp hàn duy nhất trong năm 1930.

Năm 1920, hàn tự động lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1920. Được phát minh bởi PO Nobel, hàn tự động tích hợp việc sử dụng điện áp hồ quang và dây điện trần. Nó được sử dụng để sửa chữa và đúc kim loại. Một số loại điện cực cũng đã được phát triển trong thập kỷ này.

Năm 1930, The New York Navy Yard phát triển hàn bulong. Hàn được sử dụng ngày càng cho ngành công nghiệp xây dựng và cũng cho đóng tàu. Đó là trong thời điểm này mà Công ty ống Quốc đã phát triển một quá trình được gọi là hàn hàn hồ quang bao phủ. Trong lĩnh vực đóng tàu, các quá trình hàn stud đã được thay thế bởi các hàn hồ quang chìm cao cấp hơn.

Năm 1940, một loại mới của hàn để hàn liền mạch nhôm và magiê được phát triển vào năm 1941 bởi Meredith. Quy trình cấp bằng sáng chế này đã được biết đến như hàn Heliarc. Các khí che chắn hàn hồ quang kim loại hoặc GTAW là một mốc quan trọng trong lịch sử của hàn mà đã được phát triển tại Viện Battelle Memorial năm 1948.

Năm 1950, quá trình hàn CO2 phổ biến bởi LyubavskiiNovoshilov vào năm 1953 đã trở thành một quá trình hàn và lựa chọn thép hàn, vì nó là tương đối kinh tế. Ngay sau đó, dây điện của đường kính nhỏ hơn đã được đưa ra. Điều này làm cho hàn các vật liệu mỏng thuận tiện hơn.

Năm 1960, đã có một số tiến bộ trong ngành công nghiệp hàn trong những năm 1960. Dualshield hàn, Innershield, và hàn Electroslag là một số trong những phát triển quan trọng hàn của thập kỷ. Hàn hồ quang Plasma cũng được phát minh bởi Gage trong thời gian này. Nó được sử dụng để phun kim loại. Người Pháp cũng phát triển hàn chùm electron, mà vẫn được sử dụng bởi các ngành công nghiệp sản xuất máy bay của Hoa Kỳ.

Từ những năm 1980 cho tới nay, đã có sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, thiết bị, và vật liệu hàn. Các kỹ sư, nhà nghiên cứu liên tục nghiên cứu ra các công thức để chế tạo vật liệu mới nhằm cải thiện đặc tính hồ quang. Các hãng sản xuất liên tục cải tiến công nghệ để đưa ra các thế hệ máy hàn linh hoạt, tiện lợi với người dùng. Hướng tới mục tiêu: an toàn, chất lượng, tiện lợi và linh hoạt. Dưới đây là tóm tắt một số công nghệ và thiết bị hàn mới nhất của một số hãng máy hàn lớn trên thế giới

Năm 2000, hàn xung từ đã được giới thiệu. Vật liệu composite kim loại cũng được hàn bằng tia X lần đầu tiên trong cùng năm. Năm 2008, công nghệ hàn lai hồ quang bằng Laser được phát hiện. Cuối cùng, vào năm 2013, sự phát triển của hàn – hàn hồ quang kim loại khí đã diễn ra; đây là một quá trình hàn thép được sử dụng trong ô tô. Cuối cùng, chúng tôi đã chứng kiến ​​việc sử dụng công nghệ la-de và mối nối ghép trong hàn nhôm và thép cacbon thấp lần đầu tiên trong cùng năm.

lịch sử công nghệ hàn những năm gần đây

Một số trong những phát triển gần đây trong ngành công nghiệp bao gồm hàn ma sát quá trình hàn phát triển ở Nga, và hàn laser. Laser được phát triển trong phòng thí nghiệm Bell Telephone nhưng giờ đây nó được sử dụng cho các loại công việc hàn. Điều này là do năng lực vốn có của laser trong dựng hình chính xác cho tất cả các loại công việc hàn.

Tổng kết lịch sử công nghệ hàn kim loại

Đi cùng với chiều dài lịch sử phát triển của nhân loại, lịch sử ngành hàn và sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật hàn đã chứng minh được vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực sản xuất và đời sống con người. Với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm cũng như yêu cầu về môi trường và an toàn

Các nhà nghiên cứu hiện đã và đang tập trung vào các giải pháp tổng thể và toàn diện hơn, không chỉ riêng về thiết bị, vật liệu, các nghiên cứu cải tiến quá trình sản xuất, giảm thiểu ứng suất biến dạng, tăng độ bền và tuổi thọ của kết cấu, giảm thải tai nạn lao động hay giảm lượng khí thải vào môi trường…Kết hợp với sự hỗ trợ của công nghệ cao, internet, công nghệ và kỹ thuật hàn sẽ đạt được nhiều thành tựu mới trong tương lai và áp dụng hữu hiệu vào cuộc sống của con người.

Ngoài những điều trên, chúng tôi mong đợi vật liệu được thiết kế để hàn sẽ là một yêu cầu thiết yếu trong sản xuất các sản phẩm trong tương lai; những vật liệu này có khả năng bao gồm các vật liệu có độ bền cao và thông minh với các chip máy tính nhúng theo dõi hiệu suất vòng đời của mối hàn. Trong tương lai, những vật liệu này có thể tạo ra nhiều cơ hội mới cho ngành hàn.

Nguồn: Tổng hợp

[/tintuc]

0345-015515